Image
Loading

Dân tộc Chăm có hơn 178.000 người (2019), cư trú tập trung tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận; một bộ phận ở các tỉnh An Giang, Đồng Nai, Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. Tại miền tây hai tỉnh Bình Định và Phú Yên, còn có nhóm Chăm miền núi - Chăm Hroi, láng giềng của người Êđê, Bana và Giarai.

Người Chăm có lịch sử cư trú lâu đời ở đồng bằng ven biển miền Trung, đã lập nên Nhà nước Chăm Pa (Lâm Ấp, Chiêm Thành) phát triển rực rỡ từ cuối thế kỷ II. Dân tộc này đã từng có những đội hải thuyền thiện chiến và thương thuyền hoạt động trên biển Đông. Họ là cư dân có truyền thống nông nghiệp lúa nước với kỹ thuật làm thủy lợi từ rất sớm: đào mương, đắp đập, làm hồ chứa nước trên núi. Nét nổi bật trong những hoạt động kinh tế khác của họ là dệt vải, làm gốm, chế tác đồ kim loại, đánh bắt cá và buôn bán.

Người Chăm theo truyền thống mẫu hệ. Do ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, xã hội Chăm trước kia đã có sự phân hóa đẳng cấp. Tôn giáo chi phối sâu sắc đời sống cộng đồng.