Image
Loading

Cư dân Đông Nam Á có hai tập tục phổ biến đối với người chết. Tục địa táng thịnh hành với những tộc người theo vật linh giáo, Phật giáo Mahayana (Đại thừa), Hồi giáo và Công giáo. Xa xưa, người chết được chôn trong chum, quan tài đá, trống đồng, thạp đồng, hoặc bó trong vỏ cây rừng; về sau quan tài gỗ trở nên thông dụng. Trước khi đưa đi chôn, tử thi thường được quàn trong nhà một thời gian, nhiều hay ít ngày tùy hoàn cảnh tang gia và tập tục từng nơi. Người ta chôn theo người chết cả những vật dụng cần thiết, chí ít cũng có tiền và gạo, để họ sinh sống ở thế giới bên kia.

Tục hỏa táng tồn tại ở các dư dân Phật giáo Theravada (Tiểu thừa) tại Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar và ở người Bali theo Hindu giáo. Tử thi được thiêu bằng củi, đặc biệt là gỗ có hương thơm, nay nhiều nơi thiêu bằng ga. Tùy nơi, tang gia lấy tro cốt đem rải trong rừng hay thả xuống sông, biển; hoặc rửa cốt bằng nước thơm rồi cho vào bình và đem chôn hay gửi vào chùa.

Tục làm lễ bỏ mả hoặc cải táng cũng khá phổ biến ở Đông Nam Á.

TANG PHỤC CON DÂU

Vải bông, hoa văn thêu và in Tày Đeng Hủa Phăn, Lào Thế kỷ 20