Image
Loading

Chữ viết của các cư dân Đông Nam Á bắt nguồn từ các hệ chữ Ấn Độ, Arập, Latinh và chữ tượng hình Trung Quốc.

Cùng với quá trình truyền bá đạo Bàlamôn và đạo Phật, hệ chữ Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á từ những thế kỷ đầu Công nguyên. Đó là nền tảng hình thành và phát triển chữ viết ở các quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ, như chữ Khơme, chữ Miến, chữ Thái, chữ Lào. Ở Indonesia, các văn khắc cổ nhất trên đá của người Java và Madura đều sử dụng hệ chữ Nam Ấn Độ.

Từ thế kỷ 13 trở đi, sau khi Hồi giáo xâm nhập và trở nên cường thịnh ở khu vực Đông Nam Á hải đảo, loại chữ viết có nguồn gốc Ấn Độ đã bị thay thế dần bằng chữ viết Arập, như ở Malaysia và Indonesia. Cuối thế kỷ 19, do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, hệ chữ Latinh được tiếp nhận ở Malaysia, Indonesia và Philippines. Ngày nay, chữ A rập chỉ còn dùng chủ yếu trong kinh Coran và những tài liệu của đạo Hồi.