Image
Loading

Nghệ thuật biểu diễn Đông Nam Á đặc biệt nổi tiếng với múa rối bóng ở Indonesia (wayang kulit), múa rối dây ở Myanmar (yoke thay thabin), múa mặt nạ ở Thái Lan (khon) và Indonesia (wayang topeng)... Người ta thường biểu diễn nhân dịp lễ tôn giáo và lễ hội khác.

Hoạt động biểu diễn thường gắn liền với những dàn nhạc lớn, trong đó nổi bật là các nhạc cụ gõ; tiêu biểu như: pin peat ở Campuchia, saing waiang ở Myanmar, kulingtan ở Brunei và Philippines, gamelan ở Indonesia và Malaysia.

Một dàn pin peat thường có hơn 10 nhạc cụ: 3 dàn thanh gõ, 2 vòng cồng, 3 trống, 2 kèn và một đôi chũm chọe. Khoảng thế kỷ 9-14, hình ảnh pin peat đã được khắc trên phù điêu đền Angkor Wat.

Một dàn gamelan có thể có tới 40 nhạc cụ, gồm nhiều loại: trống 2 mặt da - kedang, dàn 6 thanh đồng - saron, dàn 14 thanh đồng - gender panerus, dàn 10, 12 hay 14 cồng đặt úp - bonang, cồng treo - gong... Ở Indonesia, gamelan được coi là có tính thiêng, phát triển mạnh dưới triều Majapahit thế kỷ 13-15 và cực thịnh vào thế kỷ 18.